Tết Nguyên Đán hay tết truyền thống là dịp lễ đầu năm âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất ở Việt Nam, cùng với văn hóa Tết Âm lịch của các nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Triều Tiên… Vào những ngày này thì mọi người tập chung quây quần bên nhau hỏi thăm sức khỏe cũng như chúc nhau ly rượu mừng
Dưới đây nấu cỗ tại nhà ở hà nội sẽ điểm qua 10 món ăn truyền thống ở miền bắc được mọi người yêu thích nhất vào dịp tết
1. Bánh chưng: Bánh chưng là món đã có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Do đó trong mâm cỗ ngày Tết của người miền bắc sẽ không thể thiếu món ăn này. Bánh tượng trưng cho mặt đất, được dùng để thể hiện lòng biết ơn của hoàng tử Lang Liêu với Vua Hùng đời thứ 16 và đất trời.
2. Gà luộc: con gà luộc vàng ruộm được bày lên mâm cỗ để thắp hương tổ tiên, khi thưởng thức chặt thành từng miếng và ăn kèm với muối tiêu chanh. Đặc biệt, khi thưởng thức thịt gà với bánh chưng xanh hay xôi gấc ngon hết sảy.
3. Nem rán: Nem rán nhìn thì đơn giản, nguyên liệu cũng không khó kiếm nhưng lại thể hiện hết những tài hoa, tinh tế của người chế biến nó. Nem là món ăn quen thuộc và phổ biến ở tất cả các vùng miền trên cả nước.
Nguyên liệu chính là thịt nạc băm nhỏ, miến, nấm hương, trứng, hành lá, giá đỗ... trộn đều cùng nhau, nêm nếm gia vị rồi đem gói vào từng chiếc bánh tráng tròn trịa rồi đem chiên vàng. Tùy vào khẩu vị và sở thích mà các nguyên liệu và gia vị có thể tăng giảm cho vừa miệng.
4. Dưa hành: Trong mâm cơm ngày Tết của người Việt có rất nhiều món ngon, từ cao lương mĩ vị cho đến những món vô cùng giản dị, dân dã. Và một trong những món dân dã nhưng lại có vị trí đặc biệt trong mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc đó chính là món hành muối chua, hay còn gọi là dưa hành.
5. Canh măng: Canh măng khô
Ngày Tết mà không nhắc đến canh măng thì quả thật là điều vô cùng sai sót. Có rất nhiều loại măng khác nhau như măng xé, măng lá… thế nhưng măng lưỡi lợn là lựa chọn thường thấy nhất trong mâm cỗ ngày Tết. Nồi canh măng nấu cùng chân giò là một món ăn không thể thiếu của người dân miền Bắc và của người Hà Nội mỗi dịp Tết đến xuân về. Đó cũng là một nét văn hóa thể hiện truyền thống của người Việt từ xa xưa với thói quen ăn những món có nguồn gốc từ thiên nhiên như măng, khoai… Thiếu đi món ăn này, mâm cơm không còn mang nét đặc trưng của ngày Tết nữa. Bát canh măng ngày Tết không cầu kì về nguyên liệu chỉ có sự kết hợp của măng khô và chân giò nhưng lại đặc biệt thơm ngon và đòi hỏi người chế biến nhiều công phu, tỉ mỉ.
6. Chè kho: Chè kho được làm từ đậu xanh không vỏ cùng với nếp, đường đỏ, nửa trái thảo quả, sấy khô, tán nhỏ rây thành bột mịn và muỗng cafe mè trắng rang chín, xát bỏ vỏ. Với món ăn này, người Hà Nội xưa thường dùng để cúng Phật và gia tiên. Đây cũng là thức quà ngon để mời khách quý trong dịp Tết. Hình ảnh quen thuộc với mỗi người là chè kho được cắt thành hình hoa thị cùng ấm trà sen. Chè kho là món ăn cổ truyền thường thấy trong ngày Tết ở miền Bắc Việt Nam. Chè kho có vị ngọt, thơm và bổ dưỡng, ăn kèm trà nóng thích hợp với tiết trời se lạnh của những ngày Tết. Món chè kho với hương vị thơm nồng, ngọt dịu cùng với hương vị đặc trưng khiến người ăn không cảm thấy ngán ngẩm mà còn khó cưỡng trước món ăn hấp dẫn này.
Thật nhiều món ăn ngon vào dịp tết đúng không các bạn, chế độ ăn uống điều độ cũng như hạn chế bia rượu sẽ giúp bạn có được sức khỏe thật tốt đón tết sum vầy.