Hướng dẫn cách làm lễ cúng ông công ông táo ngày 23 tháng 12 âm lịch
Việc cúng ông Công, ông Táo cần giữ đúng nét cổ truyền, dưới đây là một số cách làm lễ hướng dẫn mọi người làm lễ
1. Mâm cỗ cúng
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi, thịt luộc, các món nấu nấm, măng…v…v) hay lễ chay (với xôi, chè, trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v…v..) để tiễn Táo công.
2. Lễ vật
Để các Táo có phương tiện về chầu trời, người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ phóng sinh
Lễ vật cúng Táo Quân gồm: Mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấỵ.
Riêng đối với gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.
3. Thời gian cúng
Lễ cúng ông Công ông Táo phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng. Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân thì thắp hương ở ban thờ này.
Trường hợp nếu không có ban thờ Táo quân thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp. Vì từ xa xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần và thần linh.
Ngày 23 tết đã đến, hi vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu hơn phần nào về nét truyền thống của văn hóa Việt Nam và của những ngày lễ tết quan trọng trong năm
Tiệc Hưng Thịnh chúc mọi người có ngày lễ ông Công, ông Táo thật vui vẻ và đầm ấm