Nấu cỗ giỗ chạp ở Phạm Văn Đồng 15 mâm

Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Ðây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình trong dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong. Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, thì cũng là trước cúng sau ăn, cũng là để cho cuộc gặp mặt đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sum họp, kể chuyện tâm tình, chuyện làm ăn. Với ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” việc đó có thể xếp vào loại thuần phong mỹ tục.
Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.
Nguyên ngày trước, “Lễ giỗ” gọi là “Lễ chính kỵ”; chiều hôm trước lễ chính kỵ có “lễ tiên thường” (nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời bà con làng xóm ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Tóm lại, nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng.
Tiệc Hưng Thịnh tự hào 15 năm kinh nghiệm phục vụ tiệc tại gia đình như Tân Gia, Giỗ chạp, Cưới hỏi, Buffet, BBQ tại nhà.
Quý khách hàng có nhu cầu đặt cỗ tại nhà ở hà nội xin liên hệ:
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
Đ/c: 196 Mễ Trì Thượng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Công ty TNHH PTTM Dịch vụ Hưng Thịnh
Email: tiechungthinh@gmail.com
HOTLINE: 0911.21.2468