Tuy lạp xưởng là món ăn bắt nguồn từ Trung Hoa nhưng đã xuất hiện trong ẩm thực Việt từ rất lâu đời, nhất là trong các mâm cơm ngày Tết. Lạp xưởng có màu đỏ hồng đẹp mắt, hương vị béo của mỡ, thơm nức từ gia vị xá xíu và rượu Mai Quế Lộ, ngon dai sần sật.
Để có những cây lạp xưởng thơm ngon không có gì là quá khó khăn và mất nhiều thời gian đâu nhé. Bạn hoàn toàn có thể tự làm lạp xưởng tại nhà theo hướng dẫn của nấu cỗ tại nhà ở Hà Nội nha.
• Thịt nạc vai: 600 gram
• Thịt mỡ: 200 gram
• Lòng heo non: 200 gram
• Rượu trắng
• Gia vị: Muối, mì chính, hạt tiêu xay, hạt nêm,…
• Hạt dổi, thảo quả, mắc khén (nếu có)
Cách làm lạp xưởng ngon chuẩn vị
Bước 1: Sơ chế các loại thịt
• Thịt nạc vai và thịt mỡ bạn đem rửa sạch, ướp chúng với rượu trắng sau đó để ráo.
• Với thịt nạc: bạn đem xay nhuyễn và tẩm ướp chúng với gia vị
Với thịt mỡ: bạn thái hạt lựu nhỏ rồi đem phơi nắng chúng trong khoảng 2 giờ để thịt được trong, thành phẩm sẽ đẹp mắt và ngon hơn rất nhiều.
Sau đó, bạn trộn 2 loại thịt với nhau, nêm nếm gia vị đã chuẩn bị cho vừa với khẩu vị của gia đình mình và ướp chúng trong khoảng 30 phút trước khi tiến hành chế biến lạp xưởng.
Bước 2: Sơ chế lòng non
Lòng heo non sau khi mua về, bạn làm sạch phần mỡ bám bên ngoài, tuốt sạch lớp bột ở bên trong rồi rửa lại chúng bằng chanh và rượu trắng.
Buộc chặt một đầu của lòng non để ráo hết nước trong ruột. Sau đó, thổi phồng đoạn ruột non đó lên, buộc chặt đầu còn lại. Phơi nắng lòng non khoảng từ 2 đến 3 tiếng để lòng non săn lại.
Bước 3: Tiến hành đùn lạp xưởng
Chia lòng non thành các đoạn, còn đoạn dài hay ngắn tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Nhưng thông thường mỗi đoạn lạp xưởng dài từ 15 đến 20 cm. Cứ nhồi hết 1 đoạn thì lại dùng lạt buộc lại.
Nếu bạn thấy có chỗ nào quá căng thì dùng kim chọc từ 2 đến 3 lỗ cho hơi thoát ra và thịt bên trong lòng chặt hơn.
Lưu ý: Nếu sau khi phơi nắng mà lòng non quá khô thì bạn nên ướp một chút rượu cho lòng mềm và dễ nhồi thịt hơn.
Bước 4: Phơi lạp sườn
Lạp xưởng hay lạp sườn sau khi được nhồi xong cần được nhúng qua nước sôi sau đó được làm khô bằng cách hun khói trên bếp than hoa hoặc phơi nắng từ 3 đến 4 ngày. Sau đó, bạn có thể bảo quản lạp xưởng trong ngăn mát tủ lạnh để ăn dần.
Lạp xưởng có thể được sử dụng trong khoảng hơn 10 ngày và có thể chế biến được thành rất nhiều những món ngon khác nhau.
Bạn có thể bắt tay vào làm ngay cho những người thân trong gia đình mình thưởng thức đặc biệt trong những dịp lế Tết sắp tới.
Chúc các bạn thành công với cách làm lạp xưởng thơm ngon này!