Hưng Yên vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá và lịch sử, là một trong những trung tâm kinh tế lớn với thương cảng sầm uất nằm sát hà nội phía đông. Là vùng đất yên bình, mộc mạc nơi đất Bắc thu hút biết bao người lữ khách tìm về để chiêm ngưỡng, để hoài niệm. Hưng Yên còn có những món ngon đặc sản địa phương với nhiều hương vị thơm ngon làm cho ai thưởng thức đều khó có thể quên, dưới dây nấu cỗ tại nhà ở hà nội sẽ điểm qua 6 đặc sản nổi tiếng nhất vùng đất của phố Hiến
1. Ếch om Phượng Tường
Làng Phượng Tường ở huyện Tiên Lũ, Hưng Yên. Ếch om là món ăn tuy dân giã nhưng nó mang đậm tính quê hương và đã được nâng lên tới mức nghệ thuật trong ẩm thực, được chế biến thành nhiều món khác nhau.
Ếch om Phượng Tườn được chế biến cầu kỳ, ếch được làm sạch, mổ bụng bỏ hết ruột gan, chỉ bóc lấy lại mỡ áo tơi, đặt ếch lên thớt dùng gọng dao dần kỹ cho nhuyễn xương, nhưng khi cầm lên vẫn phải nguyên là con ếch. Muốn thế gọng dao phải tròn, dần thật khéo, sau đó đem ướp gia vị gồm mẻ, vỏ quýt khô, mộc nhĩ, hạt tiêu, mắm tép, nước mỡ khoảng nửa giờ cho ngấm. Đoạn lấy lạt bó lại cho vào nồi nấu với măng, thịt ba chỉ. Nhớ đun nhỏ lửa cho sôi kỹ rồi bắc xuống om cạnh bếp, sao cho khi chín ếch và nước chỉ vừa một bát. Khi múc ra ếch phải nhừ, nước om phải có màu vàng đậm, sóng sánh như mật ong, toả mùi thơm quyến rũ.
2. Giò bì phố xuôi
Giò bì với vị thơm của thịt nạc và vị giòn sần sật của bì là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người Hưng Yên. Ngoài ra, đây còn là món quà dành tặng gia đình, bạn bè mà ai đến Hưng Yên cũng tìm mua về.
Để có được những chiếc giò bì thơm ngon, người phố Xuôi phải rất cầu kỳ trong các công đoạn từ việc chọn nguyên liệu, lá gói giò đến việc làm giò. Thịt nạc heo được chọn phải thật sạch, thơm, dẻo từ những chú heo được nuôi dân dã. Bì heo được làm sạch, luộc chín vừa phải, xắt thật mỏng như sợi chỉ. Thịt nạc được cho vào cối giã nhuyễn bằng tay, sau đó trộn cùng với bì đã thái chỉ, nêm thêm chút nước mắm ngon.Lá chuối cũng cần phải chọn kỹ, lá phải to bản, được rửa sạch và hơ qua lửa để có thể gói dễ dàng hơn
Những chiếc gió nóng hổi mới luộc xong rất thơm, ăn ngay thì rất mềm. Còn đề nguội, giò "đanh" lại, thơm mùi lá, lúc bóc ra có màu hơi hồng của thịt, màu trắng của bì.
3. Nhãn lồng Hưng Yên
Ngày nay cả tỉnh Hưng Yên đều trồng nhãn, nhưng danh tiếng nhất là nhãn ở vùng Phố Hiến. Đây là con phố nhỏ dài khoảng 1km, nối từ dốc đá đến điểm tiếp giáp huyện Phù Tiên. Những cây nhãn xanh um lòa xòa bên những mái ngói cổ của 1 nền văn minh thuở trước, trổ ra những chùm nhãn trĩu cành, nâu óng...Ở đây có cây nhãn tổ, tuổi khoảng 400 năm, gốc to mấy người ôm, nay đã mục, chỉ còn 1 nhánh con mọc lên vậy mà vẫn sai chĩu quả, vẫn ngon nổi tiếng 1 vùng.
4. Tương bần
Cho đến ngày nay, nó trở nên nổi tiếng và là một nước chấm đặc sản, lấy lòng biết bao nhiêu người. Tương ngon được làm từ nếp cái hoa vàng, hạt đỗ tương và muối. Gồm có ba công đoạn chính: đầu tiên lên mốc xôi nếp, rồi ngả đỗ và cuối cùng là ủ tương. Dùng từ ngữ để tả hương vị của nó thì rất khó diễn giải, trong cái vị mặn chủ đạo lại có chút gì đó ngọt và chua. Dùng tương bần để chấm rau luộc và bánh đúc thì không có món nào sánh bằng.
5. Gà đông tảo
Gà Đông tảo là giống gà quý hiếm được nuôi ở huyện Khoái Châu là ngon nhất. Nó còn có tên gọi khác là gà chân voi bởi đôi chân to và sần sùi, thân hình tròn chắc nịch.
Loài gà này đặc biệt khó nuôi, đòi hỏi người nông dân phải kỳ công chăm sóc và nuôi dưỡng. Gà càng già thì càng quý và đắt tiền.
Khi nấu lên, bạn sẽ cảm nhận được nó có mùi vị đặc trưng không thể lẫn với bất kỳ loại gà nào khác. Gà Đông tảo ngon nhất là món “vảy rồng hầm thuốc bắc”. Món này chỉ lấy mỗi đôi chân to quá khổ kết hợp với nhiều loại thảo dược quý, tạo ra món đặc sản vừa ngon lại vừa tốt cho sức khỏe.
6.Rượu Lạc Đạo
Thức uống phổ biến của nhiều nước, trong đó có Việt Nam chính là rượu. Khác với các nước phương Tây, rượu phổ biến được lên men từ trái cây với đặc sản là các loại rượu vang thì ở nước ta và những nước nông nghiệp truyền thống khác rượu lại được làm chủ yếu từ gạo. Nếu như Bến Tre có rượu Phú Lễ, Quảng Trị có Kim Long, Bình Định có Bàu Đá, Ninh Bình có Kim Sơn,... thì Hưng Yên có rượu Lạc Đạo.
Rượu Lạc Đạo có hương thơm nồng của lúa nếp, vị êm dịu xen chút cay nhẹ của 36 vị men thuốc bắc. Rượu thành phẩm là thứ nước trong veo, độ rượu cao - thường trên 50 độ. Tuy độ rượu cao nhưng uống không cay, không sốc mà hết sức êm say. Hơn nữa, rượu lại rất thơm, người uống rượu cũng không hề có cảm giác đau đầu sau khi uống.